Thời vua Friedrich Wilhelm I Quân_đội_Phổ

Vị vua - chiến binh Friedrich Wilhelm I, qua nét vẽ của Antoine Pesne

Vau Friedrich I được kế tục bởi người con trai của ông, vị vua - chiến binh Friedrich Wilhelm I (17131740). Vị tân Quốc vương - vốn từng tham chiến tại Malplaquet như đã nêu trên[66] - rất yêu thích các binh sĩ tinh nhuệ[1]. Tuy vị Tuyển hầu tước vĩ đại năm xưa đã gầy dựng nên một lực lượng Quân đội thường trực nhỏ có khả năng bảo vệ đất nước, Friedrich Wilhelm I mới thực sự là vị sáng tổ của lực lượng Quân đội Phổ cận đại, nhờ vào thành công vang dội của ông trong công cuộc xây cất Quân đội.[72] Khi mới lên ngôi vua, ông liền bán hết các thứ trang sức xa hoa của cung đình,[68] tống cổ phần lớn các thợ thủ công của tiên vương ra khỏi cung đình, và còn tiếp đãi các Sĩ quan Quân đội hậu hĩnh hơn cả các vị thượng quan Triều đình. Đồng thời, ông cũng xua tan mọi nếp sống văn hóa mà mẹ ông khi xưa luôn yêu thích.[73] Nhưng mặc khác, ông cũng giống như tiên vương rất thích những nghi lễ quân sự hoành tráng. Mà ông yêu thích tuyển mộ tân binh và xây dựng Quân đội hùng mạnh (niềm vui sướng duy nhất của ông[73]) hơn là phát động chiến tranh.[64] Những chàng trai trẻ tuổi và tham vọng bắt đầu tham gia vào việc quân sự thay vì làm luật hoặc là điều khiển bộ máy hành chính.[74] Quốc vương Friedrich Wilhelm I thường mặc chiến bào xanh dương trông thật giản dị của ông trong cung đình, và từ đây, mọi quan viên Triều đình Phổ, và cả các vị vua kế tục ông nữa, đều ăn mặc như vậy. Truyền thống này được ông vua - chiến binh này khởi xướng vào năm 1725 và trở nên gắn bó với nền quân sự Phổ.[73] Khác với phần lớn các Triều đình khác của người tộc Đức, vua quan Phổ để tóc thắt bím chứ không phải là bộ tóc giả dài che cả gáy. Nhà vua phán:[75]

Một cô gái hoặc là mụ đàn bà xinh đẹp nhất thế giới không làm Trẫm phải chú tâm, nhưng những binh sĩ thì có đấy, đó là điểm yếu của Trẫm.
— Friedrich Wilhelm I

Nhà vua cũng cho rằng quân lực của nước Phổ cần phải hùng hậu hơn các lân bang, do đó ông quyết tâm quân sự hóa xã hội đất nước.[76] Vả lại, một lực lượng Quân đội thường trực có tinh thần kỷ cương cao độ sẽ giữ vững chiếc Vương miện của ông hơn là đời sống xa hoa của bậc đế vương trong Hoàng cung.[77] Với ông, nước Phổ quân phiệt trở thành một Sparta của phương Bắc.[78] Kinh thành Berlin không còn là Athena của Đức nữa, mà là Sparta trên đất Đức.[77] Ngoài những chiến binh tinh nhuệ, ông còn yêu thích có những bộ quân phục lẫn những khẩu súng của ba quân.[79] Từ khi còn chỉ huy Trung đoàn Thái tử (Konprinz) trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Friedrich Wilhelm I đã tiến hành những đổi mới về quân sự. Ông có tài chỉ huy Trung đoàn và là một vị vua - chiến binh, đích thân thống lĩnh ba quân, khác với vua Pháp Louis XIV chỉ tối ngày sai các Thống chế của ông ta vào sinh ra tử ngoài trận mạc.[80] Hoàng thái tử Friedrich ra đời vào năm 1712 (ít lâu trước khi nhà vua lên nối ngôi) và ông luôn có hoài bão nuôi dạy con mình trở thành một vị Quân vương đam mê binh cách, phát huy truyền thống quân sự hào hùng của đất nước.[81] Ông rất kiên trì và quyết tâm trong việc huấn luyện ba quân, và nhờ đó các chiến binh của ông được thao luyện tốt.[77] Bạn hữu của ông là Leopold I, Vương công xứ Anhalt-Dessau, làm Sĩ quan Huấn luyện Hoàng gia của lực lượng Quân đội Phổ. Leopold là người có tài dụng binh và tư tưởng quân sự đúng đắn, luôn luôn sinh hoạt trong trại lính và trên mặt ông cũng có màu xám của đạn đại bác. Ông còn lập ra cái thông nòng sắt, phát triển hỏa lực của quân Bộ binh Phổ, và hành binh chậm, hoặc kiểu đi không gập đầu gối. Nhờ có ông, lực lượng Quân đội Phổ trở thành đội quân hùng cường và tân tiến nhất châu Âu thời đó.[68] Vương công Leopold I từng viết thư cho ông như sau:[82]

Cả bạn hữu và kẻ thù của Đức Thánh Thượng đều phải thán phục lực lượng Bộ binh của Người, các bạn hữu thì cho đó là một trong những kỳ quan của thế giới còn kẻ thù thì run như cầy sấy khi nhắc đến quân Bộ binh.
— Vương công Leopold I xứ Anhalt-Dessau
Tôi nghĩ rằng Hoàng hậu [của Đế quốc La Mã Thần thánh], cùng với Vương công Eugène, đã ngạc nhiên cao độ trước Đức Vua nước Phổ vì sự đam mê của Người đối với mọi thanh niên cao to, và những biện pháp Người tuyển mộ họ cũng như cái giá đắt mà Người sẵn sàng hứng chịu để giữ vững họ...
— Thư của Thống chế Sachsen là Bá tước August Christoph von Wackerbarth gửi Thống chế Sachsen Von Flemming vào năm 1732[83]

Lá thư trên đã chứng tỏ rằng đôi khi các bậc đế vương Âu châu phải hoảng sợ trước cảnh các thuộc hạ của Quân vương nước Phổ lùng khắp cả châu lục những nam thanh niên khổng lồ nhất.[83] Khi vua Friedrich Wilhelm I qua đời, nước Phổ có lực lượng Quân đội lớn thứ tư (8 vạn chiến binh tinh nhuệ, sau Pháp, Nga và Áo) tại châu Âu, nhưng chỉ đứng thứ 12 về dân số (2.5 triệu người). Khác với nước Áo có dân số đông gấp bội lần Phổ mà chỉ có 10 vạn binh sĩ tinh nhuệ. Trong khi Pháp cứ chỉ tuyển một binh sĩ trong 150 người dân, nước Phổ đều tuyển một binh sĩ trong 25 người dân.[78] Trong khi toàn thể ngân khố quốc gia gồm có 7 triệu thaler, Triều đình đổ dùng 5 triệu thaler cho việc xây dựng lực lượng Quân đội hùng hậu.[84] Những binh đoàn Phổ bấy giờ là tinh nhuệ nhất trên toàn cõi Âu châu, không ai sánh bằng.[85] Những Trung đoàn hùng mạnh tại các Hoàng cung Versailles (Pháp) và St. James (Anh Quốc) hãy còn kém xa Phổ về chất lượng.[86] Mặc dù nước Phổ là quốc gia nghèo nàn nhất trong các nước tộc Đức, họ có một cỗ máy chiến tranh tuyệt vời đưa họ đến bước đường vẻ vang.[87][88] Friedrich Wilhelm I quả thật là vị Quân vương có công đặt nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa quân phiệt Phổ.[72] Trong công cuộc đổi mới ba quân tạo sự phát triển của Nhà nước Quân phiệt Phổ, ông vượt xa người con trai lừng danh của ông là vị vua tài năng Friedrich II Đại Đế sẽ được đề cập dưới đây.[7][89] Nhưng trong khi Friedrich Wilhelm I đã để lại cho Friedrich II Đại Đế một gia tài đồ sộ như vậy mà hưởng thụ, ông không hề táo bạo xua quân tung hoành ngang dọc để mang lại vẻ vang cho đất nước - điều mà con ông đã hoàn thành vang dội.[90] Trong di sản của nhà vua Friedrich Wilhelm I có lực lượng Bộ Binh hùng hậu là nòng cốt của lực lượng Quân đội Phổ.: với 31 Trung đoàn, với quân số tiêu chuẩn thời chiến là 17 nghìn binh sĩ được chia làm 2 Tiểu đoàn.[1] Song, với một Friedrich II Đại Đế hãy còn thiếu kinh nghiệm, chiến thắng đầu tiên tại Mollwitz (xem dưới đây) sẽ được coi là thắng lợi của nhà vua Friedrich Wilhelm I, nhờ dày công huấn luyện lực lượng Bộ Binh thiện 4Song, với một Friedrich II Đại Đế hãy còn thiếu kinh nghiệm, chiến thắng đầu tiên tại Mollwitz (xem dưới đây) sẽ được coi là thắng lợi của nhà vua Friedrich Wilhelm I, nhờ dày công huấn luyện lực lượng Bộ Binh thiện chiến.[91]

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa